Đối với các văn phòng làm việc kinh doanh, cửa hàng, gia đình thì việc thờ cúng bàn thờ thần tại có ý nghĩa rất quan trọng vể tinh thần và tâm linh. Nếu các bạn còn đang không biết thắp hương thần tài như nào cho đúng, hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.
1: Hướng dẫn thắp hương thần tài trong văn phòng làm việc
Đối với việc thờ cúng Thần Tài, người ta không chỉ thắp hương mỗi ngày tết, mùng một hay ngày răm. Mà thực tế, đối với các văn phòng làm việc, các gia đình buôn bán hay kinh doanh họ đều sẽ thắp hương Thần Tài hàng ngày. Vậy làm sao để chuẩn bị đồ cúng ban Thần Tài hằng ngày tươm tất và đầy đủ? Cách thắp như thế nào cho đúng? Dưới đây là một số điều cần phải lưu ý khi thắp hương cho ban Thần Tài bạn cần biết.
1.1: Chọn mua hoa phù hợp với Thần Tài
Việc đầu tiền trong cách thắp hương Thần Tài hằng ngày đúng chuẩn chính là việc chọn hoa thắp hương. Đối với ban Thần Tài, loài hoa phù hợp và thường được lựa chọn để thắp hương hàng ngày đó là hoa cúc vàng, hoa hồng đỏ, hoa huệ, hoa đồng tiền hoặc hoa ly…. Đây đều là những loài hoa có độ tươi lâu, màu sắc rực rỡ mang ý nghĩa may mắn và cát tường. Tuy nhiên, vẫn cần phải thay nước hàng ngày để hoa tươi lâu hơn và đặc biệt là không được để hoa héo hay hoa thối trên ban thờ sẽ rất mất lộc.
1.2: Cách thắp nén hương Thần Tài
Khi mới lập ban thờ Thần Tài, gia chủ sẽ phải thắp hương liên tục trong vòng 100 ngày để bàn thờ được tụ khí. Trong 100 ngày này, gia chủ phải thay nước và thắp 1 nén hương đều đặn. Nhang cứ cháy hết lại thắp tiếp và tuyệt đối không được tắt đèn vì đây được xem là ngọn đăng dẫn lối cho các vị thần quang giáng cho ban thờ.
1.3: Các ngày thắp hương thần tài quan trọng
Khi có điều gì cần cầu khấn, gia chủ hãy thắp 3 nén hương và cắm thẳng thành hàng ngang. Những ngày mùng 1, ngày rằm và lễ tết nên thắp 5 nén thương cắp theo hình chữ nhật. Đến
ngày 23 tháng chạp tiễn ông Công ông Táo, gia chủ có thể thắp hương ban Thần Tài sau đó xin phép tỉa chân hương và hóa cùng với tiền vàng.
Theo quan niệm dân gian, ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm được gọi là ngày vía Thần Tài. Vào ngày này, các gia đình đặc biệt là các gia đình kinh doanh, buôn bán thường sẽ sắm sửa một mâm lễ cúng để cúng vía Thần Tài với mong muốn một năm buôn may bán đắt.
Rằm tháng Giêng là ngày rằm đầu tiên của năm mới và cũng được xem là ngày rằm quan trọng nhất. Ngoài sắm lễ cúng bàn thờ Phật và gia tiên, gia chủ không được quên thắp hương thần tài. Mâm lễ cúng ngày này cho bàn thờ Thần Tài gồm có: Hương, hoa, trầu, quả, tiền vàng. Ngoài ra, gia chủ cũng có thể thêm lễ mặn như: Rượu, thịt gà luộc cùng 1 số món mặn.
Theo truyền thống, ngày Tết Đoan Ngọ thường diễn ra trong ngày 5/5 âm lịch hàng năm. Gia chủ cần làm một mâm cúng dâng lên bàn thờ thần tài và gia tiên gồm các loại trái cây có vị chua để diệt trừ sâu bọ và những loại thức ăn mặn khác như : mận, vải, rượu nếp cẩm, bánh ú, thịt vịt.Và giờ thắp hương tốt nhất là giờ trưa.
Mâm lễ cúng thần tài rằm tháng 7 thường được các gia đình chuẩn bị rất tươm tất và chu đáo bao gồm: Xôi gấc, thịt quay, rượu, nước sạch, nước trà, cà phê, 3 trái cau, 3 lá trầu, hoa tươi, quả tươi… Ngoài ra, những gia đình có điều kiện hơn có thể chuẩn bị cỗ tam sên gồm 1 miếng thịt, 1 con tôm, 1 quả trứng luộc. Bên cạnh đó, việc chuẩn bị cỗ mặn, mỗi gia đình thường mua thêm một bộ vàng mã bao gồm quần áo, giày dép, các vật dụng cho hai vị thần tài và thổ địa và các thứ cúng cần thiết khác. Sau khi cúng xong, vàng mã cho thần tài thổ địa sẽ được đốt riêng, vừa đốt vừa khấn tên hai vị thần để tránh nhầm lẫn với vàng mã cúng gia tiên và vàng mã cho chúng sinh. Giờ thắp hương tốt nhất là giấc sáng.
1.4: Giờ tốt thắp hương Thần Tài
Một trong những cách thắp hương Thần Tài hằng ngày tươm tất và đúng chuẩn chính là việc chọn giờ thắp hương. Tuy nhiên, thời gian này cũng phụ thuộc vào từng nơi, từng phong tục nhưng chủ yếu vẫn là thắp vào sáng sớm hoặc buổi tối. Có những nơi thắp hương Thần Tài trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 7 giờ sáng. Nhưng có nơi lại quan niệm có thể thắp hương vào thời gian từ 7 giờ đến 9 giờ sáng (tức giờ Thìn). Đây là khung thờ thắp hương Thần Tài giúp mang đến nhiều may mắn, giúp vượng khí và tài lộc trong nhà.
Mặc dù thời gian là vậy, nhưng suy cho cùng thời gian là giờ nào, lễ to hay nhỏ thì khu cúng gia chủ cần phải thực sự thành tâm. Bởi thực chất, việc cúng lễ có hữu linh hay không phụ thuộc rất
lớn vào vận thế của chính gia chủ.
2: Những lưu ý khi thắp hương và cúng ban Thần Tài
Sau khi đã tìm hiểu về cách thắp hương Thần Tài hằng ngày thì chúng ta cũng cần phải quan tâm đến một số vấn đề cần lưu ý khi cúng và thắp hương như sau:
- Hàng tháng, định kỳ phải vệ sinh, lau chùi ban Thần Tài cho thật sạch sẽ, tránh để bụi bám nhiều. Bởi theo truyền tụng, ban Thần Tài ngăn nắp, sạch sẽ thì gia chủ làm ăn sẽ phát tài, phát lộc.
- Vào những ngày cuối tháng hoặc ngày 14 âm lịch, gia chủ nên “tắm” cho ông Thần Tài, ông Đại để các ngài được mát mẻ ban lộc cho gia chủ. Gia chủ có thể nấu nước thơm bằng hoa
bưởi, lá bưởi hoặc nước gừng pha với rượu trắng. - Khi tắm cho Thần Tài và ông Địa, gia chủ chỉ được dùng khăn và chậu riêng cho duy nhất một múc đích này để tránh những điều phạm kỵ.
- Vào ngày mưa to, gia chủ có thể để cả hai ông vào chậu sạch và cho tắm mưa khoảng 15 phút sau đó cho vào nhà, lau kho, xịt thơm và khấn sẽ rất linh nghiệm.
- Khi phụ nữ “đến tháng” sẽ không được thắp hương và có thể nhờ người khác thắp thay.
- Người thắp hương phải mặc quần áo nghiêm túc, gọn gàng khi thắp hương thần Tài.
- Không dùng đồ giả để thờ cúng thần tài (hoa giả, trái cây giả,…)
- hông nên dùng đèn dầu, đèn điện nhấp nháy thờ thần tài vì sẽ sinh ra khí xấu.
- Không nên tắt đèn ở bàn thờ, bởi vì ánh sáng là công cụ chỉ đường cho các thần giáng xuống trần gian.
- Không nên để vật nuôi như chó mèo quấy nhiễu, phá phách làm ô uế bàn thờ.